Chia sẻ cách ôn môn ngữ văn 11
Dạy và ôn tập môn ngữ văn: Chú trọng phát triển năng lực học sinh
Nhằm chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2017 nhiều đổi mới, Giáo dục TP.HCM xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh ý kiến chia sẻ kinh nghiệm dạy học và ôn tập môn ngữ văn của ThS. Vũ Thị Kim Hồng (Tổ trưởng Tổ ngữ văn Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ).
Theo đề thi minh họa của Bộ GD-ĐT, cấu trúc đề không thay đổi nhưng thời gian làm bài ngắn hơn (các năm trước thời gian làm bài 180 phút, nay còn 120 phút). Đề yêu cầu cao, đòi hỏi học sinh (HS) phải có năng lực và khả năng hiểu - vận dụng kiến thức. Dù trọng tâm là chương trình 12 nhưng khi giảng dạy chúng tôi vẫn liên hệ những kiến thức trọng tâm của lớp 11 có mối liên hệ với chương trình lớp 12. Đặc biệt, chúng tôi chú trọng việc phát triển năng lực cho HS.
Câu đọc - hiểu
Do phần đọc - hiểu thường xoay quanh nhiều vấn đề, chúng tôi hướng dẫn HS nắm vững về ngữ pháp, cấu trúc câu. Phong cách ngôn ngữ và những biện pháp tu từ, nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ, đoạn văn? Tác dụng của những biện pháp đó trong ngữ liệu đưa ra ở đề bài? Đối với nội dung văn bản, HS phải thấy được tư tưởng của tác giả, ý nghĩa và thông điệp rút ra từ văn bản đó. Đối với phần thi này cũng như với câu Nghị luận xã hội, chúng tôi tăng thời gian rèn luyện cho HS bằng cách cho thêm bài tập để các em rèn những thao tác cơ bản khi làm bài cũng như viết một đoạn văn, làm sao ngắn gọn, súc tích. Những lần kiểm tra, chúng tôi thiết kế đề theo đề mẫu của Bộ GD-ĐT giúp HS luyện năng lực ứng phó với các dạng đề khác nhau và không còn áp lực căng thẳng do giới hạn thời gian làm bài. Sau mỗi bài kiểm tra, từ một bài luận, chúng tôi cho cả lớp nhận xét ưu điểm, khuyết điểm, rút kinh nghiệm để phát huy ưu điểm, hạn chế những khuyết điểm trong những bài làm tiếp theo.
Câu Nghị luận văn học
Để làm tốt phần này, HS phải hiểu và nắm vững chương trình ngữ văn lớp 12. Trong giảng dạy chúng tôi áp dụng phương pháp lấy HS làm trung tâm, tạo điều kiện để các em trao đổi, làm việc nhóm, thảo luận để chiếm lĩnh kiến thức dưới sự định hướng của giáo viên. Phương pháp này giúp HS năng động, hiểu và nhớ lâu kiến thức. Trước mỗi bài mới chúng tôi giao những việc các em phải làm để tìm hiểu kiến thức, trong đó có việc học nhóm, thảo luận nhóm. Vào lớp các em trả lời qua hệ thống câu hỏi do giáo viên đưa ra. Sau đó giáo viên đúc kết, rút ra những ưu - khuyết trong phần trả lời của HS, và bổ sung kiến thức.
Nguồn: https://www.giaoduc.edu.vn/day-va-on-tap-mon-ngu-van-chu-trong-phat-trien-nang-luc-hoc-sinh.htm
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 10
Xem ngay nội dung đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 10 học kì 1 được tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em dễ dàng nắm chắc kiến thức về cả nội dung tiếng việt và làm văn cho kì thi cuối học kì 1.
1. Tổng quan văn học Việt Nam:
– Những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam (văn học dân gian và văn học viết) và quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam (văn học trung đại và văn học hiện đại).
– Các thể loại văn học.
– Con người Việt Nam qua văn học: con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên, trong quan hệ quốc gia dân tộc, trong quan hệ xã hội, ý thức về bản thân.
2. Khái quát văn học dân gian Việt Nam:
– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam:
+ Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật truyền miệng.
+ Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể.
+ Văn học dân gian gắn bó mật thiết với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
– Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam: gồm 12 thể loại: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đối, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.
– Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam:
+ Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc.
+ Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người.
+ Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc.
Nguồn: https://thptsoctrang.edu.vn/de-cuong-on-tap-hoc-ki-1-mon-ngu-van-10/
THAM KHẢO TÀI LIỆU MÔN NGỮ VĂN 11 TẠI ĐÂY:
HỌC TỐT là chương trình học tập trung vào việc xây dựng kiến thức nền tảng, giúp học sinh nắm chắc lý thuyết và biết cách vận dụng lý thuyết vào làm bài tập, rèn luyện thành thạo các dạng bài bám sát theo chương trình sách giáo khoa hiện hành.
BỔ TRỢ là khóa học giúp học sinh bổ sung, mở rộng kiến thức hoặc cải thiện các phương pháp, kĩ năng làm bài để đạt được hiệu quả học tập tốt hơn.
Nguồn: https://hocmai.vn/khoa-hoc-truc-tuyen/139/ngu-van-11.html